Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46990

Chuyển đổi số: Lấy con người làm trung tâm

Ngày 05/12/2022 10:42:05

Thuật ngữ "chuyển đổi số" đã xuất hiện phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, tuy nhiên lại không có một định nghĩa chung chính xác nào về thuật ngữ này.

 
Theo các chuyên gia công nghệ, hiểu một cách đơn giản, chuyển đổi số (Digital Transformation) là ứng dụng công nghệ số để thay đổi, chuyển đổi cách làm truyền thống. Nói cách khác là tích hợp các giải pháp số vào cốt lõi của một tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan…) để thay đổi sâu sắc các hoạt động của tổ chức đó bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng tốt hơn và văn hóa tổ chức hiện đại. Theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ CMC dẫn chứng Chính phủ chuyển đổi số bằng cách ứng dụng công nghệ để thay đổi cách quản lý và phụng sự nhân dân ngày một tốt hơn; Doanh nghiệp chuyển đổi số bằng cách ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức kinh doanh, giúp trải nghiệm khách hàng ngày một tốt hơn; Người dân chuyển đổi số bằng cách ứng dụng các công cụ công nghệ số để có cuộc sống tiện lợi hơn, tốt hơn, phong phú hơn...
Chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, sẽ giải quyết những bức xúc do cách vận hành truyền thống mang lại. Chuyển đổi số sẽ lấy con người làm trung tâm, đó cũng chính là khách hàng, đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Mỗi người dân đóng vai trò then chốt khi tham gia quá trình chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất, thông qua những thay đổi thói quen, sinh sống, làm việc và giao dịch trong xã hội. Doanh nghiệp có vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, dù lớn, dù nhỏ, cần hợp lực để cùng phát triển hệ thống hạ tầng số và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề có giải pháp chuyển đổi số phục vụ kinh doanh trong tất cả các ngành nghề.
Trước đây, các công nghệ kiểu cũ thì chỉ có các công ty lớn, tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tiếp cận được. Do đó, họ luôn dẫn đầu thị trường, ít nhất là một vài bước. Nhưng hiện nay, dù công ty nhỏ hay những Start-up mới đều có thể tiếp cận được công nghệ không thua kém những công ty lớn.
Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ FPT cũng chia sẻ, liên quan đến y tế, mục tiêu cuối cùng của hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn là "lấy bệnh nhân làm trung tâm". Công nghệ ứng dụng trong y tế là những kỹ thuật được tích hợp vào các thiết bị như máy xét nghiệm tự động, máy chụp CT, MRI, Robot phẫu thuật...Hiện nay, nhờ các ứng dụng này mà công việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ trở nên chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều. Công nghệ thông tin quản lý dữ liệu y tế là một mảng khác, giúp số hoá bệnh án, lưu trữ và khai thác thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Ngoài ra, cũng nhờ sự phát triển của công nghệ 4G, 5G, Internet có tốc độ đường truyền cao, có thể truyền hình ảnh, âm thanh, video... giúp ứng dụng vào việc truyền tin trong ngành y tế rất phát triển, còn gọi là khám chữa bệnh từ xa (Telehealth hay Telemedicine) nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân, toàn diện, là năm đầu thực hiện các chiến lược mới với hạ tầng số, dữ liệu, bưu chính, an toàn thông tin mạng, công nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, chuyển đổi số báo chí. Việt Nam đã sẵn sàng cho phát triển số mạnh mẽ.
Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thống nhất một số quan điểm chỉ đạo, như: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ riêng Việt Nam, mà trên bình diện toàn thế giới, nhất là trong bối cảnh đối diện với "thách thức kép" vừa chống đại dịch COVID-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số với 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số có tác động đến mọi cơ quan, đơn vị và địa phương, do đó, phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia quá trình chuyển đổi số. Cần phải có tư duy đột phá với tầm nhìn chiến lược, có giải pháp, cách làm phù hợp, nhưng phải bám sát thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm. Tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó, làm việc nào dứt điểm việc đó./.
 

Chuyển đổi số: Lấy con người làm trung tâm

Đăng lúc: 05/12/2022 10:42:05 (GMT+7)

Thuật ngữ "chuyển đổi số" đã xuất hiện phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, tuy nhiên lại không có một định nghĩa chung chính xác nào về thuật ngữ này.

 
Theo các chuyên gia công nghệ, hiểu một cách đơn giản, chuyển đổi số (Digital Transformation) là ứng dụng công nghệ số để thay đổi, chuyển đổi cách làm truyền thống. Nói cách khác là tích hợp các giải pháp số vào cốt lõi của một tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan…) để thay đổi sâu sắc các hoạt động của tổ chức đó bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng tốt hơn và văn hóa tổ chức hiện đại. Theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ CMC dẫn chứng Chính phủ chuyển đổi số bằng cách ứng dụng công nghệ để thay đổi cách quản lý và phụng sự nhân dân ngày một tốt hơn; Doanh nghiệp chuyển đổi số bằng cách ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách thức kinh doanh, giúp trải nghiệm khách hàng ngày một tốt hơn; Người dân chuyển đổi số bằng cách ứng dụng các công cụ công nghệ số để có cuộc sống tiện lợi hơn, tốt hơn, phong phú hơn...
Chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, sẽ giải quyết những bức xúc do cách vận hành truyền thống mang lại. Chuyển đổi số sẽ lấy con người làm trung tâm, đó cũng chính là khách hàng, đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Mỗi người dân đóng vai trò then chốt khi tham gia quá trình chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất, thông qua những thay đổi thói quen, sinh sống, làm việc và giao dịch trong xã hội. Doanh nghiệp có vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, dù lớn, dù nhỏ, cần hợp lực để cùng phát triển hệ thống hạ tầng số và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề có giải pháp chuyển đổi số phục vụ kinh doanh trong tất cả các ngành nghề.
Trước đây, các công nghệ kiểu cũ thì chỉ có các công ty lớn, tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tiếp cận được. Do đó, họ luôn dẫn đầu thị trường, ít nhất là một vài bước. Nhưng hiện nay, dù công ty nhỏ hay những Start-up mới đều có thể tiếp cận được công nghệ không thua kém những công ty lớn.
Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ FPT cũng chia sẻ, liên quan đến y tế, mục tiêu cuối cùng của hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn là "lấy bệnh nhân làm trung tâm". Công nghệ ứng dụng trong y tế là những kỹ thuật được tích hợp vào các thiết bị như máy xét nghiệm tự động, máy chụp CT, MRI, Robot phẫu thuật...Hiện nay, nhờ các ứng dụng này mà công việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ trở nên chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều. Công nghệ thông tin quản lý dữ liệu y tế là một mảng khác, giúp số hoá bệnh án, lưu trữ và khai thác thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Ngoài ra, cũng nhờ sự phát triển của công nghệ 4G, 5G, Internet có tốc độ đường truyền cao, có thể truyền hình ảnh, âm thanh, video... giúp ứng dụng vào việc truyền tin trong ngành y tế rất phát triển, còn gọi là khám chữa bệnh từ xa (Telehealth hay Telemedicine) nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân, toàn diện, là năm đầu thực hiện các chiến lược mới với hạ tầng số, dữ liệu, bưu chính, an toàn thông tin mạng, công nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, chuyển đổi số báo chí. Việt Nam đã sẵn sàng cho phát triển số mạnh mẽ.
Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thống nhất một số quan điểm chỉ đạo, như: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ riêng Việt Nam, mà trên bình diện toàn thế giới, nhất là trong bối cảnh đối diện với "thách thức kép" vừa chống đại dịch COVID-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số với 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số có tác động đến mọi cơ quan, đơn vị và địa phương, do đó, phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia quá trình chuyển đổi số. Cần phải có tư duy đột phá với tầm nhìn chiến lược, có giải pháp, cách làm phù hợp, nhưng phải bám sát thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm. Tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó, làm việc nào dứt điểm việc đó./.
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC