Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46990

Lịch sử và ý nghĩa của ngày Thương binh liệt sỹ 27/7

Ngày 26/07/2023 00:00:00

 Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước nồng nàn, với ý chí kiên cường bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình đã đem cả xương máu, công sức, của cải của mình để gìn giữ độc lâp tự do và thống nhất Tổ Quốc, xây dựng giang sơn tươi đẹp cho muôn đời con cháu. Chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hòa bình nhưng những dư âm, những đau thương, mất mát mà chiến tranh để lại thì vẫn còn đó. Hàng năm cứ đến ngày 27/7 đồng bào cả nước lại nhớ về những người lính đã quên mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước, họ đã ngã xuống cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do. hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày TBLS 27/7/1947-27/7/2023, chúng ta cùng ôn lại lịch sử và ý nghĩa của ngày TBLS 27/7.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “.... thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh. Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19-12-1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sỹ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sỹ. Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223 ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.
Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, nó thể hiện: 
- Truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
- Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công; khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau.
- Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc; đồng thời cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. 
Chiến tranh giờ đây đã trở thành quá khứ nhưng trong lòng những người con Việt Nam nói chung, nhân dân thị trấn Thống Nhất nói riêng sẽ luôn tự hào về một trang sử oai hùng của dân tộc, luôn khắc sâu và ghi nhớ trong lòng những người con đã “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Chí khí dũng cảm của các liệt sĩ đã thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm đỏ thắm. Tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh.Trong lịch sử 65 năm xây dựng và phát triển nông trường Thống Nhất, nay là thị trấn Thống Nhất cũng đã đóng góp những người con ưu tú cho tổ quốc. Hiện nay thị trấn Thống Nhất có 20 liệt sỹ, 66 đối tượng thương bệnh binh, gia đình chính sách. Trong đó có 28 thương binh, 13 gia đình bệnh binh và 21 thân nhân gia đình liệt sỹ, 4 trường hợp nhiễm chất độc hóa học.
Ghi lòng tạc dạ sự cống hiến và hy sinh anh dũng của các thế hệ cha anh, trong những năm qua ngọn lửa tri ân luôn được thắp sáng trên quê hương Thống Nhất. Phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn đẩy mạnh. Nêu cao trách nhiệm trong thực hiện các chính sách đối với người có công, Đảng ủy, chính quyền , các tổ chức đoàn thể đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách người có công. Trong đó việc thực hiện quản lý, theo dõi cập nhật tăng giảm và chi trả được thị trấn quan tâm kịp thời, đảm bảo đúng đủ chế độ quy định về trợ cấp hàng tháng. Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ giải quyết các loại chế độ chính sách cho nhân dân đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Gắn với thực hiện chính sách người có công, công tác đền ơn đáp nghĩa đã thực sự huy động được sức mạnh to lớn của toàn xã hội, ai ai cũng hướng đến các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng bằng tấm lòng thành kính với những nỗi niềm xúc động và những việc làm thiết thực nhất. Trong những năm qua bằng nguồn vốn vận động các tổ chức cá nhân tài trợ và nguồn ngân sách địa phương thị trấn đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 6 gia đình là TB - BB – GĐLS có nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng với số tiền gần 300 triệu đồng. Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ”, dịp lễ tết thị trấn lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng như thăm hỏi, tặng quà động viên về vật chất và tinh thần giúp họ phần nào vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Thắp sáng lòng tri ân, thắp sáng đạo lý uống nước nhớ nguồn, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sỹ, năm nay thị trấn đã xây dựng kế hoạch tổ chức ngày TBLS với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa. Tượng đài liệt sỹ đã được chỉnh trang, sửa chữa, đặc biệt vào sáng ngày 25/7, thị trấn sẽ trang trọng tổ chức buổi gặp mặt tọa đàm kỷ niệm 75 năm ngày TBLS với sự tham gia của các TB, BB, gia đình chính sách, lãnh đạo đảng, chính quyền thị trấn, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các công ty, doanh nghiệp và các nhà tâm trên địa bàn thị trấn. Đến thời điểm hiện tại thị trấn đã tiếp nhận các phần quà bằng tiền mặt của Quà công ty bò sữa Thống Nhất-, đơn vị trại giam số 5, Quỹ tín dụng ND Thống Nhất, công ty Tiến Công - công ty Huy Hảo - Hội làm dứa thị trấn và các công ty, doanh nghiệp ngoài thị trấn để tặng quà cho các TB, BB, gia đình chính sách của thị trấn tại buổi lễ bên cạnh các phần quà của nhà nước và của cấp ủy đảng, chính quyền thị trấn. Nối tiếp các hoạt động hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày TBLS, vào tối ngày 26/7, tuổi trẻ thị trấn cùng với đoàn thanh niên Trại giam số 5 và công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất sẽ tổ chức lễ thắp nến tri ân tại tượng đài liệt sỹ của thị trấn. Những nén hương thơm, những bông hoa, những ngọn nến được thắp sáng lung linh tại đài tưởng niệm là một nghĩa cử cao đẹp, lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Máu đào của các thương binh liệt sỹ đã nhuộm cho lá cờ Việt Nam thêm đỏ thắm, cho mảnh đất này đơm nhiều hoa thơm quả ngọt, cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do. Họ là những con người trung hiếu, xứng đáng được nhà nước ta, nhân dân ra báo đáp và biết ơn. Bởi vậy trong tâm khảm thế hệ hôm nay luôn hết lòng trân trọng biết ơn sự y sinh lớn lao, quên thân vì nước của những người con ưu tú ấy. Thời gian sẽ trôi qua, những nỗi đau đã có phần nguôi ngoai, nhưng thời gian không thể xoá đi những vết thương do chiến tranh để lại. Thời gian càng không thể làm xoá mờ những hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sỹ, các thương bệnh binh. Các anh đã ngã xuống để đất nước đứng lên, các anh hy sinh tuổi thanh xuân của mình để làm nên  mùa xuân trường tồn của dân tộc. Viết tiếp khúc tráng ca oai hùng của lớp cha anh năm xưa, thế hệ tuổi trẻ thị trấn hôm nay đã, đang và sẽ gắng sức học tập, lao động, sản xuất; Tiếp bước cha anh xây dựng quê hương đất nước, xây dựng thị trấn Thống Nhất ngày càng phồn vinh, tươi đẹp.
 

Lịch sử và ý nghĩa của ngày Thương binh liệt sỹ 27/7

Đăng lúc: 26/07/2023 00:00:00 (GMT+7)

 Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước nồng nàn, với ý chí kiên cường bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình đã đem cả xương máu, công sức, của cải của mình để gìn giữ độc lâp tự do và thống nhất Tổ Quốc, xây dựng giang sơn tươi đẹp cho muôn đời con cháu. Chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hòa bình nhưng những dư âm, những đau thương, mất mát mà chiến tranh để lại thì vẫn còn đó. Hàng năm cứ đến ngày 27/7 đồng bào cả nước lại nhớ về những người lính đã quên mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước, họ đã ngã xuống cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do. hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày TBLS 27/7/1947-27/7/2023, chúng ta cùng ôn lại lịch sử và ý nghĩa của ngày TBLS 27/7.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “.... thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh. Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19-12-1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sỹ, nhất là những chiến sỹ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quyết định với những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sỹ, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sỹ. Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223 ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.
Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, nó thể hiện: 
- Truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
- Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công; khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau.
- Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc; đồng thời cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. 
Chiến tranh giờ đây đã trở thành quá khứ nhưng trong lòng những người con Việt Nam nói chung, nhân dân thị trấn Thống Nhất nói riêng sẽ luôn tự hào về một trang sử oai hùng của dân tộc, luôn khắc sâu và ghi nhớ trong lòng những người con đã “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Chí khí dũng cảm của các liệt sĩ đã thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta. Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm đỏ thắm. Tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh.Trong lịch sử 65 năm xây dựng và phát triển nông trường Thống Nhất, nay là thị trấn Thống Nhất cũng đã đóng góp những người con ưu tú cho tổ quốc. Hiện nay thị trấn Thống Nhất có 20 liệt sỹ, 66 đối tượng thương bệnh binh, gia đình chính sách. Trong đó có 28 thương binh, 13 gia đình bệnh binh và 21 thân nhân gia đình liệt sỹ, 4 trường hợp nhiễm chất độc hóa học.
Ghi lòng tạc dạ sự cống hiến và hy sinh anh dũng của các thế hệ cha anh, trong những năm qua ngọn lửa tri ân luôn được thắp sáng trên quê hương Thống Nhất. Phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn đẩy mạnh. Nêu cao trách nhiệm trong thực hiện các chính sách đối với người có công, Đảng ủy, chính quyền , các tổ chức đoàn thể đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách người có công. Trong đó việc thực hiện quản lý, theo dõi cập nhật tăng giảm và chi trả được thị trấn quan tâm kịp thời, đảm bảo đúng đủ chế độ quy định về trợ cấp hàng tháng. Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ giải quyết các loại chế độ chính sách cho nhân dân đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Gắn với thực hiện chính sách người có công, công tác đền ơn đáp nghĩa đã thực sự huy động được sức mạnh to lớn của toàn xã hội, ai ai cũng hướng đến các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng bằng tấm lòng thành kính với những nỗi niềm xúc động và những việc làm thiết thực nhất. Trong những năm qua bằng nguồn vốn vận động các tổ chức cá nhân tài trợ và nguồn ngân sách địa phương thị trấn đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 6 gia đình là TB - BB – GĐLS có nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng với số tiền gần 300 triệu đồng. Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ”, dịp lễ tết thị trấn lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng như thăm hỏi, tặng quà động viên về vật chất và tinh thần giúp họ phần nào vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Thắp sáng lòng tri ân, thắp sáng đạo lý uống nước nhớ nguồn, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sỹ, năm nay thị trấn đã xây dựng kế hoạch tổ chức ngày TBLS với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa. Tượng đài liệt sỹ đã được chỉnh trang, sửa chữa, đặc biệt vào sáng ngày 25/7, thị trấn sẽ trang trọng tổ chức buổi gặp mặt tọa đàm kỷ niệm 75 năm ngày TBLS với sự tham gia của các TB, BB, gia đình chính sách, lãnh đạo đảng, chính quyền thị trấn, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các công ty, doanh nghiệp và các nhà tâm trên địa bàn thị trấn. Đến thời điểm hiện tại thị trấn đã tiếp nhận các phần quà bằng tiền mặt của Quà công ty bò sữa Thống Nhất-, đơn vị trại giam số 5, Quỹ tín dụng ND Thống Nhất, công ty Tiến Công - công ty Huy Hảo - Hội làm dứa thị trấn và các công ty, doanh nghiệp ngoài thị trấn để tặng quà cho các TB, BB, gia đình chính sách của thị trấn tại buổi lễ bên cạnh các phần quà của nhà nước và của cấp ủy đảng, chính quyền thị trấn. Nối tiếp các hoạt động hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày TBLS, vào tối ngày 26/7, tuổi trẻ thị trấn cùng với đoàn thanh niên Trại giam số 5 và công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất sẽ tổ chức lễ thắp nến tri ân tại tượng đài liệt sỹ của thị trấn. Những nén hương thơm, những bông hoa, những ngọn nến được thắp sáng lung linh tại đài tưởng niệm là một nghĩa cử cao đẹp, lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Máu đào của các thương binh liệt sỹ đã nhuộm cho lá cờ Việt Nam thêm đỏ thắm, cho mảnh đất này đơm nhiều hoa thơm quả ngọt, cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do. Họ là những con người trung hiếu, xứng đáng được nhà nước ta, nhân dân ra báo đáp và biết ơn. Bởi vậy trong tâm khảm thế hệ hôm nay luôn hết lòng trân trọng biết ơn sự y sinh lớn lao, quên thân vì nước của những người con ưu tú ấy. Thời gian sẽ trôi qua, những nỗi đau đã có phần nguôi ngoai, nhưng thời gian không thể xoá đi những vết thương do chiến tranh để lại. Thời gian càng không thể làm xoá mờ những hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sỹ, các thương bệnh binh. Các anh đã ngã xuống để đất nước đứng lên, các anh hy sinh tuổi thanh xuân của mình để làm nên  mùa xuân trường tồn của dân tộc. Viết tiếp khúc tráng ca oai hùng của lớp cha anh năm xưa, thế hệ tuổi trẻ thị trấn hôm nay đã, đang và sẽ gắng sức học tập, lao động, sản xuất; Tiếp bước cha anh xây dựng quê hương đất nước, xây dựng thị trấn Thống Nhất ngày càng phồn vinh, tươi đẹp.
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC