Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46990

Chào mừng kỷ niệm 38 năm Ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020)

Ngày 18/11/2020 22:25:20

Ảnh: Sưu tầm

Trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người Việt Nam chúng ta, ai cũng nhớ ghi thật sâu sắc điều tri ân của mẹ trong lời ru: “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu mến thầy.”Hay: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”. “ Không thầy đố mày làm nên”. Lời ru ngọt ngào ấy như thấm đẫm trong tâm hồn chúng ta, làm thành mạch chảy xuyên suốt của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có lẽ, hiếm có một ngành nghề nào lại được xã hội suy tôn và trọng vọng như nghề dạy học. Việt Nam, một dân tộc văn hiến, mà “Tôn sư trọng đạo” được hình thành như một đạo lí thiêng liêng. Bởi vậy khi công thành danh toại, chúng ta không thể nào quên được công ơn dạy dỗ của thầy:“ Mười năm rèn luyện sách đèn, công danh gặp bước chớ quên ơn thầy.  Trải qua suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn khẳng định rằng: Để có được những thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội phải xuất phát từ kho tàng tri thức và những người thầy.

 Với ý nghĩa tri ân sâu sắc ấy cũng như phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngàn đời của dân tộc, của quê hương Thống Nhất thân yêu, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 38 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta hãy cùng ôn lại truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam.

Lịch sử, văn hóa ra đời của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 gắn liền với lịch sử của tổ chức Giáo giới tiến bộ trên thế giới.  Ngày 30/8/1957 tại Vac xa va- thủ đô Ba Lan đã ra bản Hiến chương đề cập đến xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và quyết định lấy ngày 20/11 là ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo.Từ đó đến nay, ngày 20/11 trở thành ngày hội truyền thống của những người làm công tác giáo dục trên thế giới, được toàn xã hội quan tâm. Ngày 20/11 còn là ngày biểu dương lực lượng tinh thần, khẳng định vị trí, vai trò, địa vị của các thầy giáo, cô giáo trong xã hội. Với truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc và thể hiện nguyện vọng, tình cảm của đội ngũ nhà giáo, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167, lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

 Quyết định đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước, sự tôn vinh của nhân dân đối với những người làm nghề dạy học. Bởi vậy, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa có ý nghĩa quốc tế rộng lớn, lại vừa có ý nghĩa quốc gia sâu sắc. Đối với dân tộc ta, đây là ngày hội của đạo lí và nghĩa tình, là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm hơn tới giáo dục - đào tạo, là dịp để toàn xã hội và các thế hệ học sinh cùng tôn vinh “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, cùng trân trọng và thể hiện lòng tri ân với những người thầy giáo, cô giáo gieo tri thức ươm mầm tương lai.

Trải qua gần nửa thế kỷ, cùng với sự phát triển của Nông trường Thống Nhất trước đây và thị trấn Thống Nhất hôm nay, công tác giáo dục của thị trấn đã vươn lên khẳng định vị thế đi đầu trong ngành giáo dục huyện nhà và có nhiều đóng góp quan trọng với quê hương. Đội ngũ các nhà giáo Thống Nhất ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng được nâng cao. Từ những năm đầu thành lập nông trường, các thầy giáo, cô giáo luôn là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, luôn vững ý chí niềm tin khắc phục mọi khó khăn để say mê và gắn bó với sự nghiệp Trồng người. Cho đến hôm nay, đội ngũ nhà giáo Thống Nhất luôn gương mẫu hưởng ứng thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” do Bác Hồ phát động, đóng góp to lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo biết bao thế hệ học trò quê hương thành đạt. Tinh thần của những nhà giáo trên miền đất đỏ ba zan luôn “Tất cả vì học sinh thân yêu” đã được thắp sáng theo năm tháng, cho cây trái giáo dục quê hương có nhiều hoa thơm trái ngọt dâng hiến cho đời.

Tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, các thầy cô giáo luôn không ngừng nỗ lực tự học và sáng tạo để bản thân là tấm gương sáng, là người mở cánh cửa tri thức cho các em thơ. Số lượng các thầy cô giáo đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có nhiều thầy cô giáo dạy giỏi các cấp, được khen thưởng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý. Sự nỗ lực, tâm huyết của các thầy cô giáo chính là động lực mạnh mẽ đưa Thống Nhất trở thành lá cờ đầu của ngành giáo dục huyện nhà.

Sự nỗ lực, tâm huyết của các thầy cô giáo cũng chính là động lực làm nên vườn hoa thành tích học tập của các em học sinh trên quê hương Thống Nhất. Trong năm học 2019-2020, trường Mầm non Thống Nhất có 2 giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp huyện, 15 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp trường, có 1 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 75%, Số cháu đạt danh hiệu  Bé giỏi, bé ngoan cấp trường là 243/295cháu đạt tỷ lệ 82%. Nhà trường luôn được phòng giáo dục đánh giá cao về chất lượng đội ngũ, xây dựng môi trường trong và lớp học. Đối với trường Tiểu học Thống Nhất luôn là trường dẫn đầu về tất cả các mặt trong huyện. Năm học 2019-2020 có 1 giáo viên giỏi cấp huyện, 1 học sinh đạt giải nhất 2 học sinh đạt giải nhì, 1 học sinh đạt giải 3 về TDTT. Kết thúc năm học 2019-2020, số học sinh Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 304 đạt 56,9% tăng 36 em, Có tiến bộ vượt bậc về các môn học và rèn luyện: 168 đạt 31,4 %, học sinh được khen: 472 đạt 88,2%. Đối với trường THCS&THPT Thống Nhất, năm học 2019-2020 nhà trường được Bộ GD tặng Bằng khen; Công đoàn Nhà trường được Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen. Có 01 giáo viên được Bộ GD tặng Bằng khen; 01 giáo viên được BCH Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen; 12 giáo viên được Giám đốc Sở GD tặng Giấy khen và công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở; 04 giáo viên được  Công đoàn Giáo dục Thanh Hóa tặng Giấy khen có 2 giáo viên giỏi cấp huyện. Trong cuộc thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 9 cấp huyện nhà trường đạt 10 giải trong đó có 1 giải ba và 9 giải KK, Thi HSG TDTT cấp huyện đạt 10 giải trong đó có 1 giải nhì, 2 giải ba và 5 giải KK, HSG GDQPAN (TDTT) cấp tỉnh nhà trường đạt 6 giải trong đó có 2 giải ba và 4 giải khuyến khích.

Những bài giảng của thầy cô đã chắp cánh những ước mơ của những mầm non quê hương. Để hôm nay Thống Nhất đón nhận niềm vui khi có nhiều con em đã là những phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ; là những cán bộ lãnh đạo, quản lý tài đức; là doanh nhân thành đạt….Thành tích học tập và sự trưởng thành của lớp lớp học sinh thị trấn chính là minh chứng sinh động nhất, hùng hồn nhất cho sự tâm huyết trồng người của những kỹ sư tâm hồn.  Đó cũng là những món quà ý nghĩa nhất, đẹp nhất; là lời tri ân sâu sắc nhất mà các thế hệ học sinh đền đáp công ơn trời biển của các thầy giáo, cô giáo kính yêu.

          Cống hiến của các thế hệ thầy giáo, cô giáo đối với  quê hương là vô cùng lớn lao. Chính nhờ công sức của các thầy cô giáo qua bao năm tháng nuôi dưỡng, vun trồng, trao truyền tri thức cho các lớp mầm xanh của quê hương thành những con người với khối óc trí tuệ, bàn tay chăm chỉ, trái tim nhiệt huyết yêu thương để xây dựng Thống Nhất từ vùng rừng núi trở nên phố phường như hôm nay. Từ đó mỗi chúng ta luôn trân trọng “Dưới ánh sáng mặt trời  không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, thành đạt nên người không thể thiếu ơn dạy dỗ của thầy cô. Đảng ủy, chính quyền, nhân dân thị trấn và các thế hệ học sinh luôn khắc ghi những đóng góp và công ơn của các thế hệ nhà giáo trên quê hương Thống Nhất.

Với những thầy cô giáo đã từng giảng dạy đến nay không còn công tác, về với đời thường, những con người ấy vẫn luôn dõi theo và là điểm tựa cho các nhà giáo trẻ, luôn sống vui, sống khỏe, sống có ích. Gắn bó đoàn kết tương nhau trong các hoạt động của Hội cựu giáo chức và trong cuộc sống. Với uy tín và trí tuệ, có nhiều thầy cô giữ vị trí cán bộ trọng hệ thống chính trị của thị trấn và khu phố. Tham gia giúp đỡ, phụ đạo, bồi dưỡng cho các em học sinh học tập tốt hơn.

Cuộc đời người thầy đưa biết bao người qua dòng sông tri thức. Năm qua đi, tháng qua đi, người thầy luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Niềm vui của thầy lớn dần theo bước chân những người khách đã sang sông, lớn dần theo những khát vọng đã cập bờ. Nhưng trên dòng sông tri thức ấy cũng còn lắm những cơn sóng gập ghềnh, bởi các thầy cô phải chèo chống với không ít khó khăn: Đó là áp lực trước những thay đổi liên tục của chương trình giáo dục, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục còn hạn hẹp, cơ sở vật chất của trường tiểu học và trường mầm non xuống cấp chưa đảm bảo giữa vững các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia, cơ chế thị trường tác động đến một bộ phận không nhỏ học sinh suy thoái đạo đức….Những khó khăn của các thầy cô giáo cũng là sự trăn trở của Cấp ủy Đảng, chính quyền thị trấn. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng với lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô sẽ  khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống để tiếp tục đem hết trí tuệ, tình yêu thương vun trồng cho đời những đóa hoa thơm, quả ngọt.

          Chúng ta đang bước vào những tháng cuối cùng của năm 2020. Một mùa xuân nữa lại sắp đến với sự nghiệp giáo dục và với các thầy cô giáo, chặng đường tương lai phía trước đang chờ đón sự cống hiến của đội ngũ kỹ sư tâm hồn. “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người” câu nói bất hủ của Hồ Chủ Tịch hòa quyện với bài ca trồng người sáng lên một niềm tin, một tình yêu, một giai điệu bất diệt của mùa xuân rạng ngời trên quê hương, đất nước. Nhân kỷ niệm 38 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, xin kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe dồi dào, tiếp tục cống hiến và vững tay chèo chở những chuyến đò tri thức cập bến thành công, xin được gửi gắm tất cả niềm tin tưởng ở các thầy cô để nơi đây mãi là nơi ươm mầm nhân tài xây đắp quê hương Thống Nhất thân yêu của chúng ta ngày càng giàu đẹp, văn minh, kiểu mẫu.

 Thực hiện: Lê Minh

 

 

 

 

 

 

 

Chào mừng kỷ niệm 38 năm Ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020)

Đăng lúc: 18/11/2020 22:25:20 (GMT+7)

Ảnh: Sưu tầm

Trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người Việt Nam chúng ta, ai cũng nhớ ghi thật sâu sắc điều tri ân của mẹ trong lời ru: “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu mến thầy.”Hay: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”. “ Không thầy đố mày làm nên”. Lời ru ngọt ngào ấy như thấm đẫm trong tâm hồn chúng ta, làm thành mạch chảy xuyên suốt của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có lẽ, hiếm có một ngành nghề nào lại được xã hội suy tôn và trọng vọng như nghề dạy học. Việt Nam, một dân tộc văn hiến, mà “Tôn sư trọng đạo” được hình thành như một đạo lí thiêng liêng. Bởi vậy khi công thành danh toại, chúng ta không thể nào quên được công ơn dạy dỗ của thầy:“ Mười năm rèn luyện sách đèn, công danh gặp bước chớ quên ơn thầy.  Trải qua suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn khẳng định rằng: Để có được những thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội phải xuất phát từ kho tàng tri thức và những người thầy.

 Với ý nghĩa tri ân sâu sắc ấy cũng như phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngàn đời của dân tộc, của quê hương Thống Nhất thân yêu, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 38 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta hãy cùng ôn lại truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam.

Lịch sử, văn hóa ra đời của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 gắn liền với lịch sử của tổ chức Giáo giới tiến bộ trên thế giới.  Ngày 30/8/1957 tại Vac xa va- thủ đô Ba Lan đã ra bản Hiến chương đề cập đến xây dựng một nền giáo dục tiến bộ và quyết định lấy ngày 20/11 là ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo.Từ đó đến nay, ngày 20/11 trở thành ngày hội truyền thống của những người làm công tác giáo dục trên thế giới, được toàn xã hội quan tâm. Ngày 20/11 còn là ngày biểu dương lực lượng tinh thần, khẳng định vị trí, vai trò, địa vị của các thầy giáo, cô giáo trong xã hội. Với truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc và thể hiện nguyện vọng, tình cảm của đội ngũ nhà giáo, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167, lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

 Quyết định đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước, sự tôn vinh của nhân dân đối với những người làm nghề dạy học. Bởi vậy, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa có ý nghĩa quốc tế rộng lớn, lại vừa có ý nghĩa quốc gia sâu sắc. Đối với dân tộc ta, đây là ngày hội của đạo lí và nghĩa tình, là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân quan tâm hơn tới giáo dục - đào tạo, là dịp để toàn xã hội và các thế hệ học sinh cùng tôn vinh “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, cùng trân trọng và thể hiện lòng tri ân với những người thầy giáo, cô giáo gieo tri thức ươm mầm tương lai.

Trải qua gần nửa thế kỷ, cùng với sự phát triển của Nông trường Thống Nhất trước đây và thị trấn Thống Nhất hôm nay, công tác giáo dục của thị trấn đã vươn lên khẳng định vị thế đi đầu trong ngành giáo dục huyện nhà và có nhiều đóng góp quan trọng với quê hương. Đội ngũ các nhà giáo Thống Nhất ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng được nâng cao. Từ những năm đầu thành lập nông trường, các thầy giáo, cô giáo luôn là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, luôn vững ý chí niềm tin khắc phục mọi khó khăn để say mê và gắn bó với sự nghiệp Trồng người. Cho đến hôm nay, đội ngũ nhà giáo Thống Nhất luôn gương mẫu hưởng ứng thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” do Bác Hồ phát động, đóng góp to lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo biết bao thế hệ học trò quê hương thành đạt. Tinh thần của những nhà giáo trên miền đất đỏ ba zan luôn “Tất cả vì học sinh thân yêu” đã được thắp sáng theo năm tháng, cho cây trái giáo dục quê hương có nhiều hoa thơm trái ngọt dâng hiến cho đời.

Tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, các thầy cô giáo luôn không ngừng nỗ lực tự học và sáng tạo để bản thân là tấm gương sáng, là người mở cánh cửa tri thức cho các em thơ. Số lượng các thầy cô giáo đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có nhiều thầy cô giáo dạy giỏi các cấp, được khen thưởng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý. Sự nỗ lực, tâm huyết của các thầy cô giáo chính là động lực mạnh mẽ đưa Thống Nhất trở thành lá cờ đầu của ngành giáo dục huyện nhà.

Sự nỗ lực, tâm huyết của các thầy cô giáo cũng chính là động lực làm nên vườn hoa thành tích học tập của các em học sinh trên quê hương Thống Nhất. Trong năm học 2019-2020, trường Mầm non Thống Nhất có 2 giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp huyện, 15 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp trường, có 1 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 75%, Số cháu đạt danh hiệu  Bé giỏi, bé ngoan cấp trường là 243/295cháu đạt tỷ lệ 82%. Nhà trường luôn được phòng giáo dục đánh giá cao về chất lượng đội ngũ, xây dựng môi trường trong và lớp học. Đối với trường Tiểu học Thống Nhất luôn là trường dẫn đầu về tất cả các mặt trong huyện. Năm học 2019-2020 có 1 giáo viên giỏi cấp huyện, 1 học sinh đạt giải nhất 2 học sinh đạt giải nhì, 1 học sinh đạt giải 3 về TDTT. Kết thúc năm học 2019-2020, số học sinh Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 304 đạt 56,9% tăng 36 em, Có tiến bộ vượt bậc về các môn học và rèn luyện: 168 đạt 31,4 %, học sinh được khen: 472 đạt 88,2%. Đối với trường THCS&THPT Thống Nhất, năm học 2019-2020 nhà trường được Bộ GD tặng Bằng khen; Công đoàn Nhà trường được Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen. Có 01 giáo viên được Bộ GD tặng Bằng khen; 01 giáo viên được BCH Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen; 12 giáo viên được Giám đốc Sở GD tặng Giấy khen và công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở; 04 giáo viên được  Công đoàn Giáo dục Thanh Hóa tặng Giấy khen có 2 giáo viên giỏi cấp huyện. Trong cuộc thi học sinh giỏi Văn hóa lớp 9 cấp huyện nhà trường đạt 10 giải trong đó có 1 giải ba và 9 giải KK, Thi HSG TDTT cấp huyện đạt 10 giải trong đó có 1 giải nhì, 2 giải ba và 5 giải KK, HSG GDQPAN (TDTT) cấp tỉnh nhà trường đạt 6 giải trong đó có 2 giải ba và 4 giải khuyến khích.

Những bài giảng của thầy cô đã chắp cánh những ước mơ của những mầm non quê hương. Để hôm nay Thống Nhất đón nhận niềm vui khi có nhiều con em đã là những phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ; là những cán bộ lãnh đạo, quản lý tài đức; là doanh nhân thành đạt….Thành tích học tập và sự trưởng thành của lớp lớp học sinh thị trấn chính là minh chứng sinh động nhất, hùng hồn nhất cho sự tâm huyết trồng người của những kỹ sư tâm hồn.  Đó cũng là những món quà ý nghĩa nhất, đẹp nhất; là lời tri ân sâu sắc nhất mà các thế hệ học sinh đền đáp công ơn trời biển của các thầy giáo, cô giáo kính yêu.

          Cống hiến của các thế hệ thầy giáo, cô giáo đối với  quê hương là vô cùng lớn lao. Chính nhờ công sức của các thầy cô giáo qua bao năm tháng nuôi dưỡng, vun trồng, trao truyền tri thức cho các lớp mầm xanh của quê hương thành những con người với khối óc trí tuệ, bàn tay chăm chỉ, trái tim nhiệt huyết yêu thương để xây dựng Thống Nhất từ vùng rừng núi trở nên phố phường như hôm nay. Từ đó mỗi chúng ta luôn trân trọng “Dưới ánh sáng mặt trời  không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, thành đạt nên người không thể thiếu ơn dạy dỗ của thầy cô. Đảng ủy, chính quyền, nhân dân thị trấn và các thế hệ học sinh luôn khắc ghi những đóng góp và công ơn của các thế hệ nhà giáo trên quê hương Thống Nhất.

Với những thầy cô giáo đã từng giảng dạy đến nay không còn công tác, về với đời thường, những con người ấy vẫn luôn dõi theo và là điểm tựa cho các nhà giáo trẻ, luôn sống vui, sống khỏe, sống có ích. Gắn bó đoàn kết tương nhau trong các hoạt động của Hội cựu giáo chức và trong cuộc sống. Với uy tín và trí tuệ, có nhiều thầy cô giữ vị trí cán bộ trọng hệ thống chính trị của thị trấn và khu phố. Tham gia giúp đỡ, phụ đạo, bồi dưỡng cho các em học sinh học tập tốt hơn.

Cuộc đời người thầy đưa biết bao người qua dòng sông tri thức. Năm qua đi, tháng qua đi, người thầy luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Niềm vui của thầy lớn dần theo bước chân những người khách đã sang sông, lớn dần theo những khát vọng đã cập bờ. Nhưng trên dòng sông tri thức ấy cũng còn lắm những cơn sóng gập ghềnh, bởi các thầy cô phải chèo chống với không ít khó khăn: Đó là áp lực trước những thay đổi liên tục của chương trình giáo dục, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục còn hạn hẹp, cơ sở vật chất của trường tiểu học và trường mầm non xuống cấp chưa đảm bảo giữa vững các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia, cơ chế thị trường tác động đến một bộ phận không nhỏ học sinh suy thoái đạo đức….Những khó khăn của các thầy cô giáo cũng là sự trăn trở của Cấp ủy Đảng, chính quyền thị trấn. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng với lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô sẽ  khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống để tiếp tục đem hết trí tuệ, tình yêu thương vun trồng cho đời những đóa hoa thơm, quả ngọt.

          Chúng ta đang bước vào những tháng cuối cùng của năm 2020. Một mùa xuân nữa lại sắp đến với sự nghiệp giáo dục và với các thầy cô giáo, chặng đường tương lai phía trước đang chờ đón sự cống hiến của đội ngũ kỹ sư tâm hồn. “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người” câu nói bất hủ của Hồ Chủ Tịch hòa quyện với bài ca trồng người sáng lên một niềm tin, một tình yêu, một giai điệu bất diệt của mùa xuân rạng ngời trên quê hương, đất nước. Nhân kỷ niệm 38 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, xin kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe dồi dào, tiếp tục cống hiến và vững tay chèo chở những chuyến đò tri thức cập bến thành công, xin được gửi gắm tất cả niềm tin tưởng ở các thầy cô để nơi đây mãi là nơi ươm mầm nhân tài xây đắp quê hương Thống Nhất thân yêu của chúng ta ngày càng giàu đẹp, văn minh, kiểu mẫu.

 Thực hiện: Lê Minh

 

 

 

 

 

 

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC