Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
46990

Các biện pháp chống nóng cho vật nuôi

Ngày 07/07/2023 00:00:00

Trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng gay gắt và kéo dài trên diện rộng. Một số địa phương có nắng nóng cục bộ, nhiệt độ tăng cao và gây cảm giác oi bức. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, sẽ làm cho vật nuôi giảm sức đề kháng, một số trường hợp dẫn đến rối loạn về khả năng điều hòa thân nhiệt, tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa thức ăn. Làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, sức đề kháng và sức sản xuất vật nuôi giảm mạnh rất dễ phát sinh các bệnh tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, E. coli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong mùa hè....gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Để chủ động phòng, chống nóng cho gia súc, gia cầm tránh thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:
1. Thực hiện tốt việc nhập giống tăng đàn và vận chuyển gia súc, gia cầm.
Phải nhập giống ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín, đủ điều kiện, không nhập ở những nơi đang có dịch bệnh. Cần kiểm tra, xem xét kỹ về chất lượng giống cũng như việc tiêm phòng đủ thời gian miễn dịch mới vận chuyển đi. Việc vận chuyển giống về địa phương cần thực hiện tốt quy trình kiểm dịch vận chuyển theo quy định.
Khi vận chuyển về đến chuồng nuôi cần giảm nhiệt cho con vật thích nghi từ từ, không để con vật thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Với trâu bò, lợn đưa vào nơi mát cho nghỉ ngơi không nên dùng nước tắm ngay để tránh cho trâu bò, lợn bị cảm do thay đổi nhiệt độ đột ngột (thực tế nhiều trường hợp khi vận chuyển trâu bò, lợn về thấy nắng nóng quá quá đã dùng nước tắm hoặc xả nước luôn vào con vật làm cho con vật bị sốc, cảm gây chết). Trường hợp trong đàn có gia súc gia cầm khi vận chuyển về thấy có biểu hiện không bình thường (ủ rũ, thở gấp, ho, sốt, đi đứng không bình thường...) cần tách riêng để theo dõi điều trị đến khi trở lại bình thường mới cho nhập đàn.
2. Về chuồng trại:
Đối với đàn lợn: Chuồng trại cần được làm mát, có hệ thống tỏa nhiệt, tưới mát, thông gió.Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát. Chuồng nuôi nên có phên che chống nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.Vệ sinh chuồng nuôi, thu gom phân vào hố chứa phân, có thể dùng các loại chế phẩm sinh học để hỗ trợ chăn nuôi, giúp xử lý phân chuồng và làm sạch môi trường chăn nuôi, không cho dịch bệnh có điều kiện phát sinh.
Đối với gia cầm: Thiết kế để nhiệt độ chuồng nuôi có thể giảm được 5-7oC so với nhiệt độ bên ngoài. Cần giữ chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, lợp mái ngói hoặc mái lá cọ để chuồng mát, tránh nóng. Có phên che chống nắng xung quanh, những ngày nhiệt độ cao có thể phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.Gà nuôi trên nền đệm lót sinh học bà con cần làm đệm lót mỏng hơn so với ngày thường, nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm, đồng thời tăng thêm sào đậu cho gà.
Đối với trâu, bò, dê: Xung quanh chuồng trại nên trồng cây xanh tạo bóng mát. Sử dụng lưới đen, bạt và 1 số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng để tạo sự thoáng mát, nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.Chuồng trại cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng. Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thu gom phân, thực hiện ủ phân sinh học.
3. Về mật độ và chăm sóc nuôi dưỡng
Đối với gà giai đoạn úm: 50 - 60 con/m2, gà từ 0,5 - 1kg nhốt 20 - 30 con/m2, gà 2 - 3kg nhốt 7 - 10 con/m2. Thời tiết nóng quá nên thả gà ra vườn, gốc cây xung quanh chuồng. Trong quá trình cho ăn thì nên cho gà ăn lúc sáng sớm, trời mát để gà ăn được nhiều hơn. Ngoài ra cũng cần cung cấp nước sạch, mát và cho đàn gà uống tự do. Với những ngày nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. cho ăn các loại cám chất lượng tốt.
Đối với lợn: Lợn nái 3-4m2/con, lợn thịt 2m2/con. Tắm mát cho lợn 1-2 lần/ngày.Cho lợn uống đủ nước sạch, mát, bổ sung B-complex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… để giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
 Đối với trâu bò: Chăn thả vào sáng sớm và chiều mát. Nên buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi. Tắm trải cho trâu bò 2- 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt độ cơ thể.Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30 - 35 kg thức ăn thô xanh, 0,5 - 1 kg thức ăn tinh, 20 - 30 gram muối ăn để đảm bảo sức khoẻ, tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật. Tăng cường chăm sóc gia súc có chửa và gia súc non bởi thời tiết nắng nóng sức đề kháng của chúng cũng xuống thấp.
4. Công tác vệ sinh thú y phòng bệnh
Tăng số lần thu dọn, vệ sinh chất thải trong chuồng để giảm sức nóng, khí độc sinh ra từ quá trình phân giải chất thải. Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ.
Cần chú ý các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, phun thuốc sát trùng chuồng trại nhằm tiêu diệt mầm bệnh lây lan, diện tích phun thuốc sát trùng nên phun trên diện rộng cả trong và ngoài chuồng nuôi (một số loại thuốc sát trùng có chất lượng tốt, an toàn khi sử dụng như Vikol, Haniodin, Halamit...). Với môi trường xung quanh chuồng nuôi cần tăng cường phát quang bụi rậm để tránh ruồi muỗi, côn trùng, không để nước đọng và định kỳ phun thuốc sát trùng để hạn chế, ngăn chặn mầm bệnh đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
+ Đối với lợn: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin: Phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng, LMLM… để lợn có miễn dịch phòng bệnh. Phòng chống bệnh viêm phổi lợn trong mùa hè.
+ Đối với gia cầm: phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắcxin: Newcastle, cúm, dịch tả, tụ huyết trùng…
+ Đối với trâu, bò: Phòng bệnh cho trâu bò bằng các loại vacxin Viêm da nổi cục, Lở mồn long móng, tụ huyết trùng ....
Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm vật nuôi có dấu hiện bất thường để cách ly theo dõi và điều trị kịp thời. Khi có vật nuôi bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát, cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.Trường hợp có gia súc, gia cầm bệnh chết phải đảm bảo việc tiêu hủy đúng nơi quy định không được vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh.
Trong thời gian tới, dự báo thời tiết nắng nóng còn tiếp tục xảy ra nhiều. Chính vì vậy, các hộ chăn nuôi cần có kế hoạch, chủ động bố trí các giải pháp chống nóng phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế, nhằm giúp cho việc chăn nuôi được thuận lợi, đảm bảo được sức sản xuấcũng như  khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn vật nuôi một cách tốt nhất./.
 

Các biện pháp chống nóng cho vật nuôi

Đăng lúc: 07/07/2023 00:00:00 (GMT+7)

Trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng gay gắt và kéo dài trên diện rộng. Một số địa phương có nắng nóng cục bộ, nhiệt độ tăng cao và gây cảm giác oi bức. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, sẽ làm cho vật nuôi giảm sức đề kháng, một số trường hợp dẫn đến rối loạn về khả năng điều hòa thân nhiệt, tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa thức ăn. Làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, sức đề kháng và sức sản xuất vật nuôi giảm mạnh rất dễ phát sinh các bệnh tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, E. coli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong mùa hè....gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Để chủ động phòng, chống nóng cho gia súc, gia cầm tránh thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:
1. Thực hiện tốt việc nhập giống tăng đàn và vận chuyển gia súc, gia cầm.
Phải nhập giống ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín, đủ điều kiện, không nhập ở những nơi đang có dịch bệnh. Cần kiểm tra, xem xét kỹ về chất lượng giống cũng như việc tiêm phòng đủ thời gian miễn dịch mới vận chuyển đi. Việc vận chuyển giống về địa phương cần thực hiện tốt quy trình kiểm dịch vận chuyển theo quy định.
Khi vận chuyển về đến chuồng nuôi cần giảm nhiệt cho con vật thích nghi từ từ, không để con vật thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Với trâu bò, lợn đưa vào nơi mát cho nghỉ ngơi không nên dùng nước tắm ngay để tránh cho trâu bò, lợn bị cảm do thay đổi nhiệt độ đột ngột (thực tế nhiều trường hợp khi vận chuyển trâu bò, lợn về thấy nắng nóng quá quá đã dùng nước tắm hoặc xả nước luôn vào con vật làm cho con vật bị sốc, cảm gây chết). Trường hợp trong đàn có gia súc gia cầm khi vận chuyển về thấy có biểu hiện không bình thường (ủ rũ, thở gấp, ho, sốt, đi đứng không bình thường...) cần tách riêng để theo dõi điều trị đến khi trở lại bình thường mới cho nhập đàn.
2. Về chuồng trại:
Đối với đàn lợn: Chuồng trại cần được làm mát, có hệ thống tỏa nhiệt, tưới mát, thông gió.Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát. Chuồng nuôi nên có phên che chống nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.Vệ sinh chuồng nuôi, thu gom phân vào hố chứa phân, có thể dùng các loại chế phẩm sinh học để hỗ trợ chăn nuôi, giúp xử lý phân chuồng và làm sạch môi trường chăn nuôi, không cho dịch bệnh có điều kiện phát sinh.
Đối với gia cầm: Thiết kế để nhiệt độ chuồng nuôi có thể giảm được 5-7oC so với nhiệt độ bên ngoài. Cần giữ chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, lợp mái ngói hoặc mái lá cọ để chuồng mát, tránh nóng. Có phên che chống nắng xung quanh, những ngày nhiệt độ cao có thể phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.Gà nuôi trên nền đệm lót sinh học bà con cần làm đệm lót mỏng hơn so với ngày thường, nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm, đồng thời tăng thêm sào đậu cho gà.
Đối với trâu, bò, dê: Xung quanh chuồng trại nên trồng cây xanh tạo bóng mát. Sử dụng lưới đen, bạt và 1 số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng để tạo sự thoáng mát, nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.Chuồng trại cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng. Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thu gom phân, thực hiện ủ phân sinh học.
3. Về mật độ và chăm sóc nuôi dưỡng
Đối với gà giai đoạn úm: 50 - 60 con/m2, gà từ 0,5 - 1kg nhốt 20 - 30 con/m2, gà 2 - 3kg nhốt 7 - 10 con/m2. Thời tiết nóng quá nên thả gà ra vườn, gốc cây xung quanh chuồng. Trong quá trình cho ăn thì nên cho gà ăn lúc sáng sớm, trời mát để gà ăn được nhiều hơn. Ngoài ra cũng cần cung cấp nước sạch, mát và cho đàn gà uống tự do. Với những ngày nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. cho ăn các loại cám chất lượng tốt.
Đối với lợn: Lợn nái 3-4m2/con, lợn thịt 2m2/con. Tắm mát cho lợn 1-2 lần/ngày.Cho lợn uống đủ nước sạch, mát, bổ sung B-complex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… để giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
 Đối với trâu bò: Chăn thả vào sáng sớm và chiều mát. Nên buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi. Tắm trải cho trâu bò 2- 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt độ cơ thể.Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30 - 35 kg thức ăn thô xanh, 0,5 - 1 kg thức ăn tinh, 20 - 30 gram muối ăn để đảm bảo sức khoẻ, tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật. Tăng cường chăm sóc gia súc có chửa và gia súc non bởi thời tiết nắng nóng sức đề kháng của chúng cũng xuống thấp.
4. Công tác vệ sinh thú y phòng bệnh
Tăng số lần thu dọn, vệ sinh chất thải trong chuồng để giảm sức nóng, khí độc sinh ra từ quá trình phân giải chất thải. Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ.
Cần chú ý các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, phun thuốc sát trùng chuồng trại nhằm tiêu diệt mầm bệnh lây lan, diện tích phun thuốc sát trùng nên phun trên diện rộng cả trong và ngoài chuồng nuôi (một số loại thuốc sát trùng có chất lượng tốt, an toàn khi sử dụng như Vikol, Haniodin, Halamit...). Với môi trường xung quanh chuồng nuôi cần tăng cường phát quang bụi rậm để tránh ruồi muỗi, côn trùng, không để nước đọng và định kỳ phun thuốc sát trùng để hạn chế, ngăn chặn mầm bệnh đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
+ Đối với lợn: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin: Phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng, LMLM… để lợn có miễn dịch phòng bệnh. Phòng chống bệnh viêm phổi lợn trong mùa hè.
+ Đối với gia cầm: phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắcxin: Newcastle, cúm, dịch tả, tụ huyết trùng…
+ Đối với trâu, bò: Phòng bệnh cho trâu bò bằng các loại vacxin Viêm da nổi cục, Lở mồn long móng, tụ huyết trùng ....
Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm vật nuôi có dấu hiện bất thường để cách ly theo dõi và điều trị kịp thời. Khi có vật nuôi bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát, cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.Trường hợp có gia súc, gia cầm bệnh chết phải đảm bảo việc tiêu hủy đúng nơi quy định không được vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh.
Trong thời gian tới, dự báo thời tiết nắng nóng còn tiếp tục xảy ra nhiều. Chính vì vậy, các hộ chăn nuôi cần có kế hoạch, chủ động bố trí các giải pháp chống nóng phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế, nhằm giúp cho việc chăn nuôi được thuận lợi, đảm bảo được sức sản xuấcũng như  khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn vật nuôi một cách tốt nhất./.
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC